Zalo là một ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí vô cùng quen thuộc đối với người Việt Nam chúng ta. Zalo không chỉ đáp ứng nhu cầu nhắn tin, gọi điện giữa cá nhân mà hiện nay còn phát triển công cụ mới mang tên Zalo OA để phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp, tổ chức. Vậy, Zalo OA là gì? Zalo OA có những ưu điểm và tính năng gì hơn so với tài khoản Zalo cá nhân? Cách lập tài khoản OA như thế nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để xác thực tài khoản Zalo OA? Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Zalo OA là gì?
Zalo là ứng dụng mà hầu như ai cũng biết, tuy nhiên Zalo OA thì hơi lạ. Vì thế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Zalo OA là gì nhé
Zalo OA (Zalo Official Account), là một trang mà Zalo tạo ra để dành cho các tổ chức, doanh nghiệp hay các nhãn hàng nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh của họ. Tương tự như Fanpage trên Facebook, đây là tài khoản chính thức mà tổ chức dùng để liên hệ với khách hàng của mình.
Trong quá trình kinh doanh trên Zalo, bạn có thể sử dụng Zalo page, Zalo cá nhân, Zalo shop để bán hàng. Zalo OA tổng hợp các tính năng trên để phù hợp với mục đích kinh doanh của bạn. Tương tự như Fanpage, trên Zalo OA, bạn cũng có thể tạo và thực hiện chiến dịch Marketing để đạt được mục tiêu của mình.
Cách tạo tài khoản Zalo OA
Phân loại tài khoản Zalo OA
Trước hết, bạn cần biết có bao nhiêu loại Tài khoản Zalo OA. Hiện tại có 3 loại Zalo OA: Tài khoản OA doanh nghiệp; tài khoản OA nội dung và tài khoản cơ quan nhà nước.
- Zalo OA doanh nghiệp: là tài khoản Zalo OA dành riêng cho doanh nghiệp, tổ chức muốn xây dựng thương hiệu trên nền tảng Zalo. Zalo OA doanh nghiệp chủ yếu dùng để kinh doanh nên được nhiều ưu đãi hấp dẫn như:
Bạn tạo cửa hàng và thêm sản phẩm
Được gửi 4 tin Broadcast/thàng cho khách hàng quan tâm
Hộp thư cá nhân của những người quan tâm sẽ hiển thị tin nhắn của bạn
Nhắn tin trực tiếp với khách hàng
- Tài khoản OA nội dung: Nếu như doanh nghiệp bạn muốn chuyên phát triển nội dung thì đây là Zalo OA thuộc về bạn. Các nội dung có thể kể đến như: giải trí, kiến thức, hướng dẫn…Với tài khoản nội dung, bạn sẽ có các quyền lợi sau:
Gửi được 1 tin Broadcast/ngày cho mỗi người quan tâm
Tin nhắn được hiển thị trên thanh thông báo
- Tài khoản Cơ quan Nhà nước: đây là tài khoản dành riêng cho các đơn vị cơ quan, tổ chức và dịch vụ thuộc cơ quan nhà nước. Quyền lợi của loại tài khoản này là:
Được gửi 4 tin Broadcast/tháng cho mỗi người quan tâm
Hộp thư cá nhân của người dân nhận được tin nhắn
Giao tiếp với người dân.
Các bước tạo tài khoản chi tiết:
Sau khi phân biệt được các loại khoản Zalo OA và theo như mục đích của doanh nghiệp, bạn chọn loại tài khoản phù hợp cho doanh nghiệp mình nhé. Sau đâu là các bước để tạo tài khoản Zalo OA
Bước 1: Truy cập vào trang khởi tạo tài khoản Zalo OA theo link: http://oa.zalo.me/manage
Bước 2: Để tạo Zalo OA, trước hết bạn phải đăng nhập vào tài khoản Zalo cá nhân của mình trước
Bước 3: Sau khi đăng nhập, bạn nhất vào Tạo Official Account mới. Sau đó chọn Loại tài khoản phù hợp với doanh nghiệp bạn. Bấm chọn 1 trong 3 loại tài khoản nhé. Các loại tài khoản và công dụng của nó Bombot đã viết ở bên trên.
Bước 4: Bạn cần điền thông tin theo các mục sao cho đúng yêu cầu với doanh nghiệp của bạn. Thông tin gồm: Danh mục hoạt động, Tên Official Account, Thông tin giới thiệu, Địa chỉ doanh nghiệp, Ảnh đại diện, ảnh bìa. Sau khi bổ sung đầy đủ thông tin, nhấn Tạo Tài khoản OA ở phía cuối là xong.
Lưu ý:
- Ảnh đại diện có kích thước tối thiểu 150x150px (định dạng PNG, JPG), dung lượng tối đa 1MB
- Ảnh bìa có kích thước tối thiểu 320x180px (định dạng PNG, JPG), dung lượng tối đa 1MB.
Vậy là bạn đã hoàn tất các bước đăng ký Zalo OA. bạn sẽ chờ đợi trong khoảng 7 ngày để Zalo xét duyệt cho tài khoản Zalo OA của bạn
Lưu ý khi đặt tên Zalo OA:
Cú pháp đặt tên như sau: (Tiền tố) + Tên chính + (Hậu tố)
Trong đó
- Tiền tố/hậu tố: Người dùng có thể bổ sung để làm rõ ngành nghề hoặc dịch vụ hoặc sản phẩm hoặc tên chi nhánh của doanh nghiệp
- Tên chính: là một trong 3 loại tên sau
Tên đăng ký kinh doanh (ĐKKD) là tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh/doanh nghiệp.
Tên thương hiệu là tên được đăng ký và cấp phép bởi Cục Sở hữu Trí tuệ
Tên giao dịch là tên nhãn hàng/ dự án/ ứng dụng/ tên viết tắt và các loại tên khác không thuộc 2 nhóm trên.
Lưu ý:
- Tên OA phải bao gồm ký tự chữ, có ít nhất 2 ký tự và không được quá 40 ký tự
- Nếu tên OA là tiếng Việt thì không được viết liền, không dấu
- Tên OA phải viết hoa chữ cái đầu tiên và không lạm dụng viết hoa tất cả các ký tự (trừ các tên riêng)
- Tên đúng: Công ty TNHH Đại Tuấn Phát
- Tên sai: Công Ty TNHH Đại Tuấn Phát / công ty Đại Tuấn Phát
- Tên OA không được chứa các ký tự đặc biệt (@*#?) emoji hoặc biểu tượng
- Tên OA không được chứa các yếu tố giả mạo và mạo danh như Zalo/ Zalo Shop/ Zalo Ads, quản trị viên Zalo hay VNG…..
- Tên OA không được chứa các thông tin là đường dẫn website, số điện thoại.
- Tên OA không được chứa các từ ngữ chung, không có mối liên hệ đến doanh nghiệp và dễ gây nhầm lẫn (Sức khỏe là vàng, Giấc ngủ lành mạnh, sức khỏe là vàng, Số 1 Hà Nội, v.v.)
- Tên OA đăng ký không được trùng với tên OA đã được đăng ký thành công trước đó
Sau khi đăng ký, OA đã tạo sẽ ở trạng thái “Đang chờ duyệt”. Trong quá trình duyệt, BQT Zalo OA có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm tiền tố và hậu tố để làm rõ tên OA hoặc yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ để xác minh tên OA
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi xác thực Zalo OA
Cách xác thực Zalo OA
Để thực hiện xác thực Zalo OA cho doanh nghiệp của bạn, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 phương án xác thực sau:
- Xác thực theo tên doanh nghiệp: Áp dụng cho doanh nghiệp sử dụng tên được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GPKD) làm tên OA
- Xác thực theo tên thương hiệu: Áp dụng cho doanh nghiệp có tên OA KHÁC với tên trên GPKD, doanh nghiệp CÓ giấy xác nhận đăng ký thương hiệu do Cục sở hữu trí tuệ cấp.
- Xác thực theo tên giao dịch khác: Áp dụng cho doanh nghiệp có tên OA KHÁC với tên trên GPKD, doanh nghiệp KHÔNG có giấy xác nhận đăng ký thương hiệu do Cục sở hữu trí tuệ cấp.
Các tài liệu cần chuẩn bị cho mỗi phương án xác thực
Xác thực theo tên doanh nghiệp
Xác thực bằng GPKD + CMND
OA phải cung cấp 2 loại giấy phép thỏa mãn điều kiện GPKD và CMND/CCCD/Hộ chiếu người đăng ký doanh nghiệp.
Trong đó, CMND/CCCD/Hộ chiếu phải đảm bảo yếu tố là bản gốc, 2 mặt và thông tin trên CMND/CCCD/Hộ chiếu phải trùng khớp với thông tin người đại diện doanh nghiệp đã dùng trên GPKD.
Xác thực bằng công văn
OA phải cung cấp công văn đảm bảo đủ các mục theo mẫu công văn xác thực mở tài khoản OA đã quy định, có chữ ký người thực hiện công văn và dấu mộc công ty.
Mẫu công văn xác thực mở tài khoản, mở tại đây.
Lưu ý: Thông tin người liên hệ phải là thông tin admin/chủ sở hữu hiện tại của OA
Xác thực theo tên thương hiệu
Đối với các OA sử dụng phương án xác thực theo tên thương hiệu. OA phải cung cấp được giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp, có thể hiện rõ ràng tên thương hiệu mà chủ sở hữu đề trình bảo hộ đã được công nhận.
Zalo OA sẽ từ chối các giấy tờ chưa đủ thông tin công nhận thương hiệu trên (ví dụ như tờ khai thương hiệu, giấy chấp thuận tờ khai thương hiệu, Bản công bố sản phẩm, Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo…)
2.3 Xác thực theo tên giao dịch khác.
Đối với các OA không đăng ký bảo hộ thương hiệu với Cục Sở Hữu Trí Tuệ, OA phải thực hiện xác thực doanh nghiệp và cung cấp cho Zalo ít nhất 2 yếu tố chứng minh thương hiệu, gồm:
- Hình ảnh bảng hiệu của công ty, cửa hàng nhưng nếu trùng với Doanh Nghiệp/ Thương hiệu lớn thì vẫn phải cung cấp Giấy Chứng Nhận ĐK nhãn hiệu/ Giấy Ủy Quyền hoặc đổi tên OA cho phù hợp.
- Hình ảnh website phải có thông tin về công ty sở hữu
- Link báo chí chứng minh về việc đã và đang sử dụng tên giao dịch
- Link Fanpage đã được tick xanh của facebook hoặc hoặc xác thực Facebook Business, Line OA, … & hình ảnh chứng minh quyền sở hữu trang Facebook, Line OA,.. đó
- Đối với các ứng dụng công nghệ thì có thể cung cấp hình ảnh từ App Store/ Google Play chứng minh quyền sở hữu tên giao dịch
- Giấy xác nhận Đăng ký tên miền/ tên ứng dụng với Bộ Công thương.
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi xác thực Zalo OA
Ưu điểm của Zalo OA so với các kênh bán hàng khác
Chúng ta cũng xem thử tài khoản Zalo OA có những ưu điểm gì so với các kênh bán hàng khác không nhé:
Khả năng tương tác cao
Zalo có lượng người dùng rất lớn, khoảng 100 triệu người Việt Nam sử dụng. Đây là thị trường tiềm năng rộng lớn, bạn có thể khai thác để đạt hiệu quả bán hàng.
Hạn chế data rác
Hầu hết người dùng Zalo hiện nay đều sử hữu ít nhất một số điện thoại và lấy số đó làm tài khoản Zalo của cá nhân để gọi điện, nhắn tin. Do đó, khi bạn bán hàng trên Zalo, bạn sẽ hạn chế những tài khoản giả, khách hàng ảo, điều này cũng tăng khả năng tương tác cho tài khoản OA doanh nghiệp.
Chi phí cực rẻ
Khi bán hàng trên nền tảng này, bạn có thể thoải mái nhắn tin miễn phí để tư vấn chi tiết cho khách hàng lựa chọn sản phẩm từ kiểu dáng, màu sắc, kích thước đến cách sử dụng….. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm một khoản không hề nhỏ chi phí Marketing.
Đội ngũ hỗ trợ người Việt, thân thiện nhiệt tình
Đội ngũ hỗ trợ ở các tài khoản OA doanh nghiệp thường là những người trẻ, năng động, nhiệt tình, có hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình. Khách hàng khi có bất kì thắc mắc nào, sẽ được đội ngũ hỗ trợ tư vấn một cách kỹ lưỡng.
Các mẹo tăng tương tác trên Zalo OA
- Xây dựng kênh Zalo OA thật ấn tượng. Bạn bắt đầu từ avatar, cover và chia sẻ thông tin bổ ích đến người dùng.
- Mời bạn bè trong danh bạ. Đây là cách tương đối đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả tương đối cao. Bạn mời bạn bè trong danh bạ của mình (tối đa 20 lời mời/ngày) để tăng vòng bạn bè. Sau đó, ưu tiên lựa chọn những người có nhu cầu, có khả năng quan tâm tới sản phẩm của mình, dần dần số người quan tâm Zalo OA của doanh nghiệp bạn sẽ tăng cao.
- Giới thiệu OA doanh nghiệp cho bạn bè ở các nền tảng mạng xã hội khác (Facebook, Instagram, Twitter…)
- Chia sẻ Zalo OA lên nhật ký cá nhân và các kênh khác. Sau khi đăng nhật ký, bạn cần lấy mã địa chỉ của tài khoản OA sau đó chia sẻ lên tài khoản cá nhân hay nhờ bạn bè chia sẻ. Chia sẻ lên các mạng xã hội khác như: Facebook, Fanpage, Twitter… cũng sẽ thu hút được rất nhiều lượng quan tâm
- Sử dụng chức năng cập nhật địa điểm để người trong khu vực xung quanh thấy và tiếp cận.
- Sử dụng các hình thức quảng cáo trên Zalo (Quảng cáo trả phí). Bạn có thể chạy quảng cáo bằng Zalo Ads theo những hình thức khác nhau như: Quảng cáo quan tâm (dùng cho các tài khoản OA doanh nghiệp) để tăng người theo dõi; quảng cáo trang web (hiển thị trang web bán hàng của bạn nếu có) và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
- In mã QR của cửa hàng lên mẫu tem bảo hành, bao bì sản phẩm,… giúp khách hàng dễ dàng truy cập vào Zalo cửa hàng của bạn, để xem thông tin sản phẩm.
Một số tính năng từ OA mà doanh nghiệp cần quan tâm khai thác
- Thanh menu là công cụ hữu ích giúp người theo dõi dễ dàng tìm kiếm và truy cập ngay các thông tin cần thiết: sản phẩm, thông tin liên hệ, gọi ngay, đường dẫn Website, Fanpage, Zalo shop…
- Thanh menu có 3 vị trí Trái-giữa-phải ( tối đa 3 menu và tối thiểu 1 menu)
- Thanh Menu là chức năng hỗ trợ doanh nghiệp điều hướng người dùng đã quan tâm OA vào các trang thông tin khác, mà đặc biệt là Zalo Store của OA được đặt bên dưới mỗi khung chat. Người dùng sẽ chủ động tiếp cận nguồn thông tin của trang OA bằng thanh công cụ Menu ngay dưới phần Chat
- Tính năng này giúp điều hướng khách hàng một cách trực tiếp: khi khách hàng nhấn vào các thông tin này, thanh menu sẽ tự động điều hướng khách hàng đến vị trí mà khách hàng đang quan tâm
Broadcard
Là tính năng gửi tin nhắn hàng loạt đến những khách hàng quan tâm tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp.
Đây được xem là tính năng nổi bật giúp doanh nghiệp duy trì tương tác với khách hàng hoàn toàn miễn phí.
- Gửi tin nhắn miễn phí đến khách hàng miễn phí với số lượng tin nhắn lên đến 1000 tin/ tháng. Từ tin nhắn thứ 1000 trở đi thì phí gửi chỉ là 55 đồng/ tin
- Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động soạn thảo nội dung tin nhắn mà mình muốn gửi. Nội dung tin nhắn rất đa dạng: bài viết, video quảng cáo, thông tin khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, tin tức…
- Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn và xây dựng đối tượng gửi tin nhắn. Đó có thể là cá nhân, tệp khách hàng… hay những đặc điểm như: giới tính, độ tuổi, địa điểm, platform, nhà mạng….
Cửa hàng kinh doanh trên Zalo
Tính năng này cho phép doanh nghiệp đăng tải các sản phẩm, quản lý cửa hàng và quảng cáo sản phẩm
Một số thiết lập ở tính năng này: Thêm/sửa sản phẩm; quản lý danh mục sản phẩm, thiết lập chương trình khuyến mãi; thiết lập phản hồi nhanh; thiết lập vận chuyển; phương thức thanh toán…..
Để sử dụng tính năng này, tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp phải đăng ký loại tài khoản của hàng dùng để buôn bán sản phẩm/ dịch vụ.
Post bài tăng tương tác
Tính năng này cho phép doanh nghiệp có thể soạn thảo các bài viết, video quảng cáo, landing page để giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của mình
Các nội dung được cập nhật dưới dạng danh sách với đầy đủ thông tin ngày tháng, tiêu đề, nội dung giúp khách hàng dễ đọc và tiếp cận thông tin về doanh nghiệp một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất
Nội dung mà doanh nghiệp đăng tải sẽ được hiển thị trong Zalo OA của doanh nghiệp và tin nhắn Broadcast của khách hàng quan tâm. Do đó, tính năng Zalo Broadcast phát huy được những ưu điểm của mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung của Zalo OA là gì? Zalo OA có ưu điểm và tính năng đặc biệt nào?. Hana.ai hy vọng đã cung cấp kiến thức bổ ích đến bạn. Hãy theo dõi Hana.ai nhé, chúng mình sẽ mang đến nhiều thông tin hay và hữu ích hơn nữa.